Sau sự cố đứt cáp quang biển AAG, truy cập internet tại Việt Nam bị ảnh
hưởng nặng, tàu sửa cáp ASEAN Explorer sẽ di chuyển đến vị trí đứt và
bắt đầu sửa, nếu không phát sinh những vấn đề mới thì truy cập internet
trở lại bình thường sau ngày 30 tháng 7.
Sự cố đứt cáp quang biển AAG, người dùng internet phản ánh về tốc độ truy cập internet rất chậm, đặc biệt khi truy cập internet hướng quốc tế chậm hơn so với bình thường.
Sáng nay, 22/7/2014, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT Telecom cho biết Sáng hôm qua, 21/7/2014, tàu sửa chữa cáp AAG đã được cấp phép vào lãnh hải Việt Nam để khắc phục sự cố. Tàu sửa cáp ASEAN Explorer sẽ di chuyển đến vị trí đứt và bắt đầu sửa từ ngày 25/7. Dự kiến 30/7 sẽ hoàn tất việc khắc phục sự cố đứt cáp AAG nếu không phát sinh những vấn đề mới về thời tiết hoặc các yếu tố khách quan khác.
AAG là tên viết tắt của Asia - America Gateway, hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối khu vực Đông Nam Á với tuyến cáp của Mỹ thông qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Dự án cáp quang biển AAG có tổng dự toán lên tới 560 triệu USD và chính thức hoạt động dịch vụ từ 10/11/2009.
AAG được đầu tư bởi 18 công ty đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Philippines, Hong Kong, Mỹ... Tại Việt Nam, các ISP như FPT Telecom, Viettel, VNPT, VDC, SPT đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.
Trong thời gian gần đây tuyến cáp quang biển AAG thường xuyên bị sự cố. trước đây ngày 20/12/2013, tuyến cáp AAG - phân đoạn Vũng Tàu - Hong Kong bị đứt, năm nay vào giữa tháng 7 cáp quang biển AAG lại gặp sự cố, việc đứt cáp quang biển AAG ảnh hưởng trực tiếp tới việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của Việt Nam.
Dự kiến đến 11h ngày 30/7, tuyến cáp quang biển AAG sẽ được sửa chữa hoàn tất, 100% kênh truyền được khôi phục, tốc độ truy cập vào các trang web quốc tế sẽ trở lại bình thường.
Trang công nghệ ( tổng hợp)